Lễ Giáng Sinh là mùa suy tư thiêng liêng về nền tảng đức tin Kitô giáo. Đây cũng là lễ kỷ niệm sự Giáng sinh của Chúa Giêsu. Giáng sinh là thời gian để các Kitô hữu ca ngợi tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người qua sự ra đời của Hài nhi Giêsu. Kinh Thánh kể về sự ra đời của Người hơn hai ngàn năm trước, làm ứng nghiệm những lời tiên tri trong Cựu Ước.

“Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hòa bình.” (Isaia 9:5)

Đọc toàn bộ câu chuyện Kinh thánh Giáng sinh từ cả bốn cuốn sách Tin mừng, ta tìm thấy những câu chuyện về Thiên thần Gabriel đến thăm Đức Trinh nữ Maria, sự ra đời của Chúa Giêsu, các thiên thần đến thăm các mục đồng và ba nhà thông thái mang quà đến thăm Vị vua mới được sinh ra cho nhân thế. Ngoài ra, hãy khám phá ý nghĩa Kinh Thánh của Lễ Giáng Sinh mang đến sự mặc khải về lý do tại sao Chúa Giêsu trở thành con người và “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt”.

Giáng sinh là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Chúng ta hãy tạ ơn vì vinh quang của Chúa Giêsu và sự sống đời đời được ban cho tất cả những ai ăn năn và tin vào Ngài! Xin Chúa ban phước lành cho bạn và gia đình trong dịp Giáng sinh này.

Thiên thần Gabriel đến thăm Đức Maria

Câu chuyện Giáng Sinh trong Kinh Thánh

Sự ra đời của Chúa Giêsu được báo trước – Luca 1:26-38

Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”

Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

Bấy giờ, bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

Sự giáng sinh của Chúa Giêsu Kitô

Câu chuyện Giáng Sinh trong Kinh Thánh

Sự ra đời của Chúa Giêsu Kitô – Luca 2:1-7

Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít.

Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.

Sự ra đời của Chúa Giêsu Kitô – Matthêu 1:18-25

Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.

Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.”

Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.” Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.

Thiên thần đến thăm các mục đồng

Câu chuyện Giáng Sinh trong Kinh Thánh

Những mục đồng và các thiên thần – Luca 2:8-21

Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng.

Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”

Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết.” Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.

Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.

Ba hà chiêm tinh khôn ngoan

Câu chuyện Giáng Sinh trong Kinh Thánh

Chuyến thăm của các nhà thông thái – Matthêu 2:1-12

Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.” Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao.

Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: “Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời.”

Bấy giờ, vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.” Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi.

Bấy giờ, ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

Ý nghĩa Kinh thánh về lễ Giáng sinh

Câu chuyện Giáng Sinh trong Kinh Thánh

Ngôi Lời đã trở nên xác thịt – Gioan 1:1-18

Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.

Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.

Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành

Ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.

Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.

Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an.

Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.

Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.

Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.

Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người.

Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.

Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.

Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.

Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.

Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố: “Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.”

Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.

Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.

Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.

Nguồn: https://www.christianity.com/wiki/holidays/the-christmas-bible-story-nativity-of-jesus-in-scripture.html

Ý nghĩa của lễ Giáng Sinh

Ý nghĩa kinh thánh của lễ Giáng sinh có thể được tóm tắt như sau:

  • Thiên Chúa yêu thương nhân loại: Chúa Giêsu là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Ngài đến thế gian để cứu nhân loại khỏi tội lỗi và đưa họ về với Thiên Chúa.
  • Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế: Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế của nhân loại. Ngài đã chết trên thập tự giá để chuộc tội cho nhân loại và mang lại cho nhân loại sự sống đời đời.
  • Hòa bình và hy vọng: Lễ Giáng sinh là thời gian của hòa bình và hy vọng. Chúa Giêsu đến thế gian mang lại cho nhân loại hòa bình và hy vọng.

Ngoài ý nghĩa kinh thánh, lễ Giáng sinh cũng mang nhiều ý nghĩa văn hóa. Đây là một dịp để mọi người cùng nhau quây quần, sum họp bên gia đình và bạn bè. Đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau chia sẻ niềm vui và hy vọng trong dịp lễ trọng đại này.

Lễ Giáng sinh được tổ chức rộng rãi trên khắp thế giới, không chỉ bởi các tín hữu Kitô giáo mà còn bởi nhiều người theo các tôn giáo khác và những người không theo tôn giáo nào. Lễ Giáng sinh là một dịp để mọi người cùng nhau hòa chung trong không khí vui tươi, ấm áp của ngày lễ.

Xưởng mộc và điêu khắc Công Giáo tại TPHCM

Jbcatholic chuyên về cung cấp đồ dùng trong phụng tự và điêu khắc tượng gỗ nghệ thuật Công Giáo cho nhà Dòng và Nhà Thờ tại TP. Hồ Chí Minh. Xin liên hệ để được chúng con tư vấn và báo giá về đồ dùng phụng tự bằng gỗ và điêu khắc tượng gỗ Công Giáo cho quý cộng đoàn! Chúng con xin chân thành cảm ơn !
Xem thêm các mẫu tượng Công Giáo đẹp tại đây

Đồ Dùng Phụng Tự Công Giáo TPHCM

Điêu khắc tượng gỗ Công Giáo TPHCM
———————————– 
QUÝ KHÁCH HÀNG QUAN TÂM XIN LIÊN HỆ:
☎ Hotline: 0931450314 – Mr. Dũng

Địa chỉ xưởng: 18 Đường Tam Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức
🌐 Website: https://jbcatholic.com/

Xem video sản phẩm

Mời bạn đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *