Nhà Tạm Mình Thánh Chúa là gì?
Nhà Tạm Mình Thánh Chúa là một nơi trong nhà thờ Công giáo được dùng để lưu giữ Mình Thánh Chúa, tức là bánh Thánh đã được truyền phép trong Thánh lễ. Mình Thánh Chúa là chính Chúa Giêsu Kitô hiện diện thật trong hình bánh và rượu.
Nhà Tạm Mình Thánh Chúa thường được đặt ở một vị trí trang trọng trong nhà thờ, thường là ở phía sau cung thánh, trong một ô cửa sổ hoặc một hộp bằng gỗ hoặc kim loại.Nhà Tạm Mình Thánh Chúa thường được trang trí đẹp đẽ và có một ngọn đèn dầu hoặc nến luôn cháy sáng để tượng trưng cho sự hiện diện của Chúa Giêsu.
Người Công giáo tin rằng Mình Thánh Chúa là nguồn ơn cứu độ và là sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong thế gian. Vì vậy, việc viếng Nhà Tạm Mình Thánh Chúa là một cách để các tín hữu thể hiện lòng yêu mến và tôn thờ Chúa Giêsu.
Ý nghĩa Nhà Tạm Mình Thánh Chúa
Nhà Tạm Mình Thánh Chúa có ý nghĩa là nơi lưu giữ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế của nhân loại. Nó là một dấu hiệu của sự hiện diện của Chúa Kitô trong thế giới, và là một lời mời gọi các tín hữu đến gặp gỡ và cầu nguyện với Ngài.
Cụ thể, Nhà Tạm Mình Thánh Chúa có những ý nghĩa sau:
- Là nơi lưu giữ Chúa Kitô: Nhà Tạm Mình Thánh Chúa là nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa, là Chúa Kitô hiện diện thực sự, trọn vẹn và vĩnh viễn. Đây là một dấu hiệu của sự hiện diện của Chúa Kitô trong thế giới, và là một lời mời gọi các tín hữu đến gặp gỡ và cầu nguyện với Ngài.
- Là nơi để tôn kính Chúa Kitô: Nhà Tạm Mình Thánh Chúa là nơi để tôn kính Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế của nhân loại. Các tín hữu đến nhà tạm để thể hiện lòng tôn kính và yêu mến Chúa Kitô.
- Là nơi để cầu nguyện: Nhà Tạm Mình Thánh Chúa là một nơi cầu nguyện quan trọng trong Giáo hội Công Giáo. Các tín hữu đến nhà tạm để cầu nguyện với Chúa Kitô, xin Ngài ban ơn và giúp đỡ.
5 phép lạ Thánh Thể
Người Công Giáo tin rằng Bí tích Thánh thể (tức bánh lễ và rượu sau khi làm phép) thực sự là Mình và Máu của Chúa Giêsu Kitô. Nhiều câu chuyện về những phép lạ trong lịch sử Giáo Hội, dường như xác minh điều này.
Quan trọng là không người Công giáo nào bị buộc phải tin những câu chuyện phép lạ này. Dù Giáo hội đã điều tra và công nhận tính siêu nhiên, nhưng Giáo Hội không bảo đảm tuyệt đối tính xác thực của chúng. Và giáo lý về biến đổi bản thể không phụ thuộc vào tính xác thực của những câu chuyện này, nhưng dựa trên Kinh Thánh và Truyền thống Tông đồ.
Tuy nhiên, những câu chuyện đáng chú ý bởi ngày nay bạn vẫn có thể đến kiểm chứng về những phép lạ đó.
1. Phép lạ Thánh thể ở Lanciano – thế kỷ thứ 8
Vào thế kỷ thứ 8, một linh mục ở Lanciano, Ý đã từng nghi ngờ về sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Trong một lần dâng lễ, khi vị linh mục đọc lời nguyện truyền phép “Đây là mình ta, đây là máu ta”, thì thấy bánh và rượu biến thành thịt và máu của người thật.
Và máu kết tụ thành năm khối máu (sau này được cho là tượng trưng cho năm vết thương chí thánh của Chuá Giêsu. Tin tức về phép lạ lan truyền nhanh chóng, Đức tổng giám mục địa phương lúc ấy đã tiến hành một cuộc điều tra. Về sau Giáo hội đã công nhận phép lạ này.
Thịt và máu vẫn được bảo toàn cho đến tận ngày nay. Giáo sư giải phẫu Odoardo Linoli đã tiến hành phân tích khoa học về mẫu thịt vào năm 1971. Ông kết luận rằng mẫu thịt là thuộc mô tim, máu có vẻ như là máu tươi (thay vì máu có 1200 tuổi, tính từ thời điểm xảy ra phép lạ) và không có dấu vết của chất bảo quản.
Bạn có thể viếng thăm để chiêm ngưỡng mẫu thịt và máu kỳ diệu này trong Nhà thờ San Francesco ở Lanciano, Ý.
2. Khăn thánh ở Bolsena, Ý – thế kỷ 13
Một linh mục khác, người cũng nghi ngờ về sự biến đổi bản thể trong Bí tích Thánh Thể khi đang làm lễ tại Orvieto, Ý. Và ngay sau khi ngài truyền phép cho bánh và rượu, bánh thánh (tức Mình thánh Chúa Kitô) bắt đầu chảy máu trên khăn thánh đặt trên bàn thờ. Vị linh mục đã đem câu chuyện, chạy đến thưa với đức giáo hoàng bởi ngài đang thăm viếng thành phố và thú nhận tội nghi ngờ của mình. Chiến khăn thánh hiện vẫn được trưng bày tại Nhà thờ Orvieto.
Tuy nhiên, một số sử gia nghi vấn về tính xác thực của câu chuyện, vì những ghi chép đầu tiên về phép lạ chỉ xuất hiện khoảng một trăm năm sau khi phép lạ xảy ra. Tuy nhiên, khăn thánh vẫn được tôn kính.
3. Bánh Thánh tại Siena, Ý – thế kỷ 18
Vào ngày 14 tháng 8 năm 1730, khi những người Công giáo ở Siena, Ý đang tham dự lễ vọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm, thì những tên trộm đã vào nhà thờ Thánh Phanxicô và lấy bình thánh vàng chứa hàng trăm bánh thánh đã được làm phép.
Hai ngày sau, có người phát hiện một thứ gì đó màu trắng, nhô ra từ thùng tiền dâng cúng trong một nhà thờ khác tại Siena. Các linh mục mở thùng tiền ra, và tìm thấy những chiếc bánh thánh đã bị mất cắp bên trong thùng, đang vướng mạng nhện và ít bụi bẩn. Sau khi được làm sạch hết mức có thể, bánh thánh được đặt trong một bình thánh mới, và được đưa về Nhà thờ Thánh Phanxicô để thờ phượng và tôn kính.
Vì bánh thánh đã bẩn, nên các linh mục quyết định không dùng trong phụng vụ nữa, nhưng để cho bánh tự hủy theo thời gian. Sau vài thâp niên, mọi người đều ngạc nhiên khi thấy rằng bánh thánh không bị hư nát mà vẫn nguyên vẹn.
Bánh thánh hiện vẫn còn nguyên sau 285 năm, và được trưng bày tại đền thờ thánh Phanxicô ở Siena, Ý.
4. Phép lạ ở Chirattakonamê, Ấn Độ – thế kỷ 21
Vào ngày 28 tháng 4 năm 2001, khi buổi chầu Thánh thể đang diễn ra tại giáo xứ Thánh Maria ở Chirattakonam, Ấn Độ, thì đột nhiên có ba vết đỏ xuất hiện trên Bánh thánh. Vị linh mục không biết phải làm gì và đã đưa bánh thánh trở lại Nhà tạm.
Vài ngày sau, vị linh mục kiểm tra lại và những vết đỏ đã tự xếp lại giống như gương mặt của một người đàn ông (phải chăng đó là Chúa Giêsu?). Ngài nhanh chóng tìm một nhiếp ảnh gia và chụp lạ hình bánh thánh.
5. Phép Lạ Thánh Thể ở Santarém, Bồ Đào Nha – thế kỷ 13
Có một phụ nữ sống ở Santarém, Bồ Đào Nha vào thế kỷ 13. Bà rất đau khổ vì chồng không chung thủy với bà, nên bà quyết định nhờ một phù thủy giúp đỡ. Nữ phù thủy yêu cầu bà phải trả bằng một bánh thánh đã được làm phép.
Bà đến tham dự thánh lễ tại nhà thờ thánh Stêphanô và rước lễ, sau đó lấy bánh thánh ra khỏi miệng, quấn vào mạng che mặt rồi đi ra, cốt để đưa cho bà phù thủy. Tuy nhiên trước khi bà ra ngoài, bánh thánh bắt đầu chảy máu.
Khi về nhà, bà để bánh thánh chảy máu trong một cái rương (hòm). Đêm đó, một ánh sáng huyền ảo phát ra từ chiếc rương. Bà hối hận về những gì đã làm, nên đã xưng thú tội lỗi với linh mục vào sáng hôm sau. Vị linh mục đã đến và lấy lại bánh thánh để đưa trở lại nhà thờ.
Sau khi Giáo hội điều tra và công nhận phép lạ, nhà thờ được đổi tên thành Nhà thờ Phép lạ, và bánh thánh vẫn còn được lưu giữ tới ngày nay.
Nguồn: https://nhathothaiha.net/5-phep-la-thanh-ton-tai-cho-den-ngay-nay/
Xưởng đóng đồ dùng Phụng Tự Công Giáo uy tín tại TPHCM
Jbcatholic chuyên về đồ dùng trong phụng tự cho nhà Dòng và Nhà Thờ tại TP. Hồ Chí Minh. Xin liên hệ để được chúng con tư vấn và báo giá về đồ dùng phụng tự bằng gỗ cho cộng đoàn!
Xem thêm các mẫu Nhà Tạm Mình Thánh Chúa bằng gỗ đẹp tại đây