Tượng Thánh Sử Matthêu bằng gỗ, điêu khắc theo yêu cầu
Thánh Mát-thêu, tông đồ, tác giả Tin mừng
Lễ kính: ngày 21 tháng 9
Thánh sử Mat-thêu hay Thánh Mat-thêu (tiếng Anh: Saint Matthew the Apostle) là một trong mười hai tông đồ của Chúa Giêsu và là tác giả sách Tin Mừng Thứ nhất.
Matthêu có tên là Lêvi, quê quán ở Carphanaum vùng miền gần bờ hồ Genezareth và là anh em với Giacôbê, vì ông này cũng là “Con ông Alphée”. Tên Matthêu (tiếng Hy lạp là Matthaios) có nguồn gốc Hébreu, có nghĩa là “Ơn của Chúa”. Mat-thêu là một người thu thuế trong thành Caphanaum nơi Đức Chúa Giêsu sinh sống và là người gốc Do Thái nhưng lại làm việc cho người Rôma, lúc ấy đang cai trị những người Do Thái.
Mátthêu làm việc cho đạo quân xâm lăng La Mã, thu thuế của những người đồng hương Do Thái. Mặc dù người La Mã có lẽ không cho phép moi tiền của người chịu thuế một cách quá đáng, nhưng điều họ quan tâm vẫn là hầu bao của mình nên họ thường làm ngơ về những hành động của “người thâu thuế”.
Do đó sau này, những người thu thuế thường bị khinh miệt như người phản bội dân Do Thái. Người Pharisiêu coi họ là hạng “tội lỗi.” Bởi thế, thật bàng hoàng khi Ðức Kitô gọi một người như vậy để trở nên môn đệ của Ngài.
Ngày kia, thấy Matthêu đang ngồi ở bàn thu thuế, Đức Chúa Giêsu liền nói: “Hãy theo Ta!” Lập tức Matthêu bỏ lại tiền bạc và địa vị mà đi theo Đức Giêsu, trở thành một trong số mười hai tông đồ của Người. Sau đó, Matthêu đã làm một bữa tiệc rất thịnh soạn để thết đãi Chúa Giêsu. Ngài cũng mời các bạn bè cùng làm nghề thu thuế như ngài tới gặp Đức Chúa Giêsu và nghe Chúa dạy bảo. Có vài người đã bắt lỗi Chúa vì Người dám đồng bàn với những người mà họ cho là “quân tội lỗi.”
Tuy nhiên, Đức Chúa Giêsu đã có sẵn câu trả lời: “Những người mạnh khỏe thì không cần đến thầy thuốc; chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu gọi những người công chính, mà là để kêu gọi những người tội lỗi biết ăn năn hối cải” (Mt 9,12).
Theo truyền thuyết kể lại, sau khi Thánh nhân viết xong Tin mừng Chúa Giêsu thì đi rao giảng cho người Do Thái suốt 15 năm sau ngày Chúa lên trời, Ngài đi rao giảng cho xứ Ethiopie, Ba Tư, Parthes và sau cùng ngài đã được lãnh phúc tử đạo tại Tarium thuộc xứ Ethiopia. Nơi đó Thánh nhân đã xây dựng Thánh đường cùng Tu viện, thành công việc loan truyền tin mừng nước Thiên Chúa. Nhưng sau cùng Thánh nhân bị người của nhà vua dùng gươm kiếm đâm chết ở chân bàn thờ trong thánh đường.
Nhưng cũng có tường thuật khác là Thánh nhân bị ném đá tới chết, hay bị đốt thiêu sống trong lò lửa. Thi hài (xương tích) thánh Matthêu từ năm 954 còn lưu giữ ở nhà thờ chính tòa Salermo. Năm 1085 Đức giáo hoàng Gregoriô VII, đã làm phép thánh hiến. Và chẳng mấy chốc nơi đó đã trở thành địa điểm hành hương nổi tiếng trong khắp vùng.
Trong nghệ thuật Kitô Giáo thánh Matthêu thường được miêu tả dưới hình một thiên thần có cánh, tượng trưng cho phả hệ Đức Kitô ở đầu sách Tin Mừng của Ngài. Các giai thoại về cuộc đời thánh Matthêu, ngoài những nơi khác, còn thấy nơi một loạt các bức họa của Caravage trong nhà thờ thánh Louis des Francais ở Roma. Thánh Matthêu thường được coi như là thánh quan thầy những nhà trí thức Công Giáo.
Chúng ta có thỉnh thoảng dán nhãn cho ai là “hạng đồi bại” hay “quân tội lỗi” không? Nếu có, chúng ta hãy cầu xin với thánh Matthêu. Chúng ta hãy nài xin thánh nhân giúp chúng ta tránh dùng những nhãn hiệu đó. Chúng ta không muốn bắt chước các việc làm sai trái của họ, nhưng chúng ta không nên khinh bỉ họ. Chúng ta hãy thẳng thắn nói “không” với tội lỗi nhưng hãy đối xử với những người tội lỗi bằng tấm lòng hiểu biết và cảm thông.
Phúc âm Chúa Giêsu do Thánh sử Matthêu viết gồm 28 chương, dài hơn Phúc âm theo các Thánh sử khác Marcô có 16 chương; Luca có 24 chương và Gioan có 21 chương.
Những đoạn quan trọng trong Phúc âm Matthêu
1. Bài giảng Tám Mối Phúc Thật ( Mt 5,1-12)
2. Kinh Lạy Cha ( Mt 6,9-13)
3. Nâng đỡ an ủi ( Mt 11,28-30)
4. Ngày phán xét chung ( Mt 25, 13-46)
5. Sai đi rao giảng và làm phép rửa ( 28,16-20).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.