Tượng Thánh Phaolo tông đồ bằng gỗ, điêu khắc theo yêu cầu
Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại
ngày 25/01
Thánh Phaolô thành Tarsus (còn gọi là Saolê, Saolô theo chữ Saul, Paulus, Thánh Phaolô Tông đồ, Thánh Phaolô hoặc Sứ đồ Phaolô(tiếng Latinh: Paulus; tiếng Hy Lạp: Παῦλος) ngài sinh vào khoảng năm thứ 5 CN – mất khoảng năm 64 hay 67 CN ), là “Sứ đồ của dân ngoại”. Cùng các tông đồ Phêrô, Gioan, Giacôbê, và Máccô, Ngài được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi và là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai.
Thánh Phaolo Tông Đồ là người Do Thái thuộc chi tộc Benjamin, tên của ngài là Saolô, quê Tarsê xứ Cilicia. Gia đình của Phaolô đã nhập tịch làm dân Roma, nên ngài cũng là dân Roma. Saolô ngay từ thuở thiếu thời luôn trung thành với truyền thống của cha ông mình. Saolô là một phần tử hăng say thuộc nhóm Biệt phái, luôn thù ghét các Kitô hữu, thù ghét Giáo hội của Chúa Giêsu.
Saolô đã tham dự vào việc ném đá Stêphanô: “Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô” (Cv 7, 58). Saolê bắt đầu từ lúc đó càng hăng say bắt bớ Giáo hội Chúa Kitô: “Còn ông Saolô thì cứ phá hoại Hội Thánh: Ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục “(Cv 8, 3). Saolô đã được các thượng tế Do Thái cho phép, đồng ý nên đã đến các Hội đường ở Ðamát, để nếu thấy những người theo Ðạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem (Cv 9, 1).
Chúa luôn có con đường của ngài và nẻo đường của ngài không ai biết trước, không ai hiểu rõ. Trên đường đi Ðamas với một khí thế hung hăng, đằng đằng sát khí, Saolô muốn tiêu diệt Giáo hội của Chúa. Thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy Ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với Ông: “Sa-un, Sa- un, tại sao Ngươi bắt bớ Ta” (Cv 9, 4). Saolô liền hỏi lại: “Thưa Ngài, Ngài là ai?” (Cv 9, 5).
Người đáp: “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ” (Cv 9, 5). Và Saolô đã khuất phục: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?” Chúa truyền cho Saolô vào thành và gặp Khanania, nơi đó Khanania đã nói với Saolô: “Anh Sa-un, Chúa đã sai tôi đến đây, Người là Ðức Giêsu, Ðấng đã hiện ra với anh trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại thấy được và để anh được đầy Thánh Thần” (Cv 9, 17) và “Lập tức có những cái gì như vảy bong ra khỏi mắt ông saolô, và Ông lại thấy được.
Ông đứng dậy và chịu phép rửa” (Cv 9, 18). Saolô từ lúc sáng mắt đã hoàn toàn được đổi mới. Ông nhiệt thành đi rao giảng Tin Mừng nước Thiên chúa. Với tên mới Phaolô, vị tông đồ được Chúa chữa sáng mắt đã rong rả đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng và trở nên vị tông đồ dân ngoại rất lừng danh. Thánh nhân đã luôn tin tưởng vào Chúa, ngài viết: “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Ðấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi” (Gl 2, 20).
Có thể chia công cuộc truyền giáo của Thánh Phaolo Tông Đồ thành ba giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất khá tối tăm, bắt đầu từ lúc hoán cải cho tới lúc gia nhập cộng đoàn Antiokia bên Siria. Giai đoạn thứ hai bao gồm các hoạt động rao giảng Tin Mừng tại Antiokia, cứ điểm truyền giáo đầu tiên, nơi Thánh Phaolo Tông Đồ đã trở thành nhân vật nổi bật, và sau đó được cộng đoàn đề cử đem Tin Mừng tới cho các anh chị em ngoài Do thái giáo. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn truyền giáo độc lập.
Thánh Phaolo Tông Đồ bôn ba ngang dọc, giảng đạo trong vùng Tiểu Á và bên Hy Lạp, thành lập nhiều cộng đoàn kitô đia phương. Đặc biệt trong giai đoạn này Thánh Phaolo Tông Đồ trở thành một nhân vật rất có uy tín trong các giáo đoàn nói tiếng hy lạp, và hoàn toàn độc lập đối với truyền thống văn hóa và tôn giáo do thái.
Khi đến Jerusalem, Thánh Phaolo Tông Đồ đối diện với lời đồn đại cho rằng ông chống lại luật pháp Moses. Để chứng minh việc tuân giữ luật pháp, Phaolô giữ lời thề Nazarite với bốn người khác. Sau bảy ngày cho kỳ lễ tinh sạch gần trọn, Phaolô bị bắt giữ và hành hung ngay bên ngoài Đền thờ bởi một đám đông cuồng loạn kêu la: “Hỡi người Israel, hãy đến giúp với! Kìa, người này giảng dạy khắp thiên hạ, nghịch cùng dân, nghịch cùng luật pháp, và nghịch cùng chốn này nữa, đến nỗi hắn dẫn người Hy Lạp vào trong đền thờ, và làm cho nơi Thánh này bị ô uế”.
Khi một đội binh La Mã đến cứu Phaolô khỏi đám đông đang giận dữ, họ kéo đến cáo buộc Phao lô là kẻ mưu phản, “kẻ xách động thuộc phe Nazareth”, kẻ rao giảng sự sống lại của người chết. Thánh Phaolo Tông Đồ cố gắng giải thích và trình bày đức tin của mình với đám đông bằng ngôn ngữ của họ, có lẽ là tiếng Aram, nhưng đám đông càng bất bình kêu to, “Hãy cất người đằng ấy khỏi thế gian, nó chẳng đáng sống đâu!”
Phaolô viện dẫn quyền công dân La Mã để xin được xét xử tại Rôma, nhưng do sự trì trệ của tổng đốc Antonius Felix, ông bị giam giữ hai năm ở Caesarea cho đến khi quan tổng đốc mới, Porcius Festus, đến nhậm chức, nghe giải trình và cho giải Phaolô bằng đường biển đến La Mã, tại đây ông bị quản chế thêm hai năm, với điều kiện sống tốt hơn.
Thánh Phaolo Tông Đồ bị hành hạ và rồi bị chặt đầu vào năm 67 dưới thời bạo chúa hoàng đế Nerô ở Rôma. Thánh Phaolô chịu đựng việc tống giam trong thời gian dài. Thời gian này đã giúp ngài viết nhiều lá thư mục vụ cho các giáo đoàn mà ngài đã thiết lập trên khắp đế chế La Mã. Những lá thư này truyền dạy những đạo lý nền tảng của Kitô giáo và chiếm một phần lớn trong Bộ Tân Ước.
Sau đây là biểu đồ các thư Thánh Phaolo Tông Đồ xếp theo thứ tự thời gian và đặt vào khung cảnh đời sống của thánh Phaolô:
Vào khoảng năm 5-7 sau Công nguyên: Phaolô sinh trưởng ở thành Tarsê
22/23-26 Phaolô ở Giêrusalem theo học trường Luật sĩ Gamaliel
30 Chúa Giêsu chịu chết
33 Thánh Stêphanô tử đạo
34 Phaolô trở lại
34-37 Phaolô ở Damas, ở Arabia và trở về Damas
37 Hành trình về Giêrusalem lần I
37-42 Phaolô ở Cilicia và ở Tarsê
43 Phaolô ở Antiôkia
44 Hành trình đi Giêrusalem lần II
45-48 Hành trình truyền giáo thứ nhất
48 Thời gian ở Antiôkia
49 Công đồng Giêrusalem
50-53 Hành trình truyền giáo thứ hai.
Phaolô ngụ tại Corinthô Thư 1 và 2 gửi tín hữu
18 tháng (51-52). Thessalônica (51-52)
54-58 Hành trình truyền giáo thứ ba. Thư gửi tín hữu Galata (54) Phaolô ở Êphêsô 2 năm Thư 1 gửi tín hữu (54- 56), Corinthô (56)
Phaolô ngụ tại Macêđônia Thư 2 gửi tín hữu
(57), Corinthô (57)
tại Corinthô (57-58). Thư gửi tín hữu Rôma (58)
58-60 Phaolô bị bắt ở Giêrusalem,
bị giam tại Cêsarêa dưới thời Tổng trấn Felix và Festus; Phaolô chống án lên hoàng đế Rôma.
60-61 Đi Rôma
61-63 Bị giam tại Rôma lần I. Thư gửi tín hữu Côlôssê (62) Thư gửi Philêmon (62) Thư gửi tín hữu Êphêsô (63)
Thư gửi tín hữu Philipphê (63)
63-66 Những năm cuối cùng Thư gửi Timôthê (64-65) Thư gửi Titô (64-65) Thư gửi tín hữu Do thái (64)
66-67 Bị bắt.
Bị giam ở Rôma lần II. Thư 2 gửi Timôthê (66)
Tử đạo.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.