Kinh Hòa Bình, còn gọi là Lời cầu nguyện của Thánh Phanxicô, là một bài kinh nguyện khá phổ biến trong cộng đồng Kitô giáo, đặc biệt là Công giáo. Lời văn của bài kinh này được cho là của Thánh Phanxicô thành Assisi sống vào thế kỷ 13, tuy nhiên trước đó, đã từng có ý kiến cho rằng, nó là lời cầu nguyện khuyết danh.

Nguồn gốc

Kinh Hòa Bình Nguồn gốc và ý nghĩa

Năm 1912, tại Pháp, một tờ báo tên là La Clochette (Cái chuông Bé nhỏ) in một bài kinh với tựa đề là Belle prière à faire pendant la Messe và không đề tên tác giả. Vì tờ báo này do một hội đoàn có tên là La Ligue de la Sainte-Messe của linh mục Esther Bouquerel (1855-1923) nên dư luận khi ấy đã đồn đại ông là tác giả nhưng giấu tên.

Ngày 20 tháng 1 năm 1916, nhật báo của Tòa Thánh Vatican L’Osservatore Romano đã đăng tải một bản kinh cầu cho hòa bình, mang tên là “Bản Kinh Đơn Sơ”.

Như vậy Bản Kinh Hòa Bình này đã được phổ biến vào những ngày trước thế chiến thứ I, thời Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV. Năm 1915, trước hiểm họa cuộc thế chiến vừa bùng nổ, chính Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV cũng đã sáng tác một kinh cầu cho hòa bình thế giới, được dịch ra tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Nga và Ba Lan.

Đức Thánh Cha cũng mời các tín hữu tại Âu Châu hãy cùng đọc với Ngài vào ngày 7-1-1915, trong khi Ngài đọc Kinh này cùng với các vị Hồng Y và các chức sắc trong Giáo Triều Rôma, trước bàn thờ chính tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Vào thời này, nhiều đoàn thể công giáo cũng đã hoạt động để chấm dứt chiến tranh và cầu xin cho hòa bình trở lại trên phần đất Âu Châu. Trong các đoàn thể này, người ta phải nói tới sáng kiến của Công tước Stanislas de la Rochethulon, chủ tịch hiệp hội người Anh và Pháp mang tên Souvenir Normand, có mục đích hoạt động cho hòa bình và công lý.

Hiệp Hội Souvenir Normand đã thu thập một số bản kinh cầu cho hòa bình và đã đệ trình lên Đức Thánh Cha Bênêđictô XV hai bản kinh cầu cho hòa bình và một bài thánh ca dâng lên Đức Mẹ vùng Normandie (Pháp).

Bản kinh thứ nhất là lời cầu khẩn dâng lên Đức Mẹ của những người Normand và các thánh quan thày của vùng này. Lời kinh thứ hai là một lời kinh rất đẹp và ý nghĩa để đọc trong Thánh Lễ.

Chúng ta có thể xác định rằng, Bản Kinh Hòa Bình đã được phổ biến thật rộng rãi trong toàn thế giới ngay từ đầu khi mới được phổ biến và cả ngày nay nữa, như chúng ta nói trên đây.

Ý nghĩa Kinh Hòa Bình

Kinh Hòa Bình Nguồn gốc và ý nghĩa

Kinh Hòa Bình là một lời cầu nguyện giản dị nhưng sâu sắc, thể hiện ước nguyện của con người về một thế giới hòa bình, yêu thương và thấu hiểu. Bài kinh này được chia làm ba phần:

Phần mở đầu: là lời cầu xin dâng lên Thiên Chúa: “Lạy Chúa xin hãy làm con nên khí cụ bình an của Chúa” (trong bản có phổ nhạc của nhạc sĩ Kim Long, còn thêm một câu như sau: “Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa”).

Phần thứ nhất là cách cụ thể ơn hòa bình hoặc khí cụ hòa bình: “Ở đâu có ghét ghen, xin làm cho con được mang đến đó tình yêu thương… Ở đâu có bóng tối, xin làm cho con đượcc mang đến đó ánh sáng” (Kim Long: Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng. Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, Đem niềm vui đến chốn u sầu).

Phần thứ hai là lời cầu xin ơn hòa bình: “Lạy Thầy, xin làm cho con không lo tìm kiếm để được an ủi, mà lại lo tìm an ủi; không lo được hiểu biết, mà lại lo để hiểu biết; không lo tìm được yêu mến, mà lại lo yêu thương” (Kim Long: “Lạy Chúa xin hãy dạy con: Tìm an ủi người hơn được người ủi an. Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết. Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu”).

Phần thứ ba giải thích ý nghĩa của lời xin ơn hòa bình: “Bởi vì, có như thế, thì khi cho đi, là người ta lãnh nhận, khi thứ tha, thì được tha thứ; khi chếtt đi, thì sẽ sống lại tới tự sống đời đời” (Kim Long: “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”). Chúng ta có thể cho phần này như là phần kết của lời Kinh.

Kinh Hòa bình là một lời cầu nguyện mang tính nhân văn, không chỉ dành riêng cho người Kitô giáo mà cho tất cả mọi người trên thế giới. Bài kinh nhắc nhở chúng ta hãy sống yêu thương, tha thứ, hiệp nhất, và xây dựng thế giới hòa bình, hạnh phúc.

Một số suy tư về Kinh Hòa Bình

Kinh Hòa Bình là một bài kinh rất ý nghĩa, nhưng để thực hiện được những lời cầu nguyện trong bài kinh này không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi mỗi người chúng ta phải có một sự thay đổi sâu sắc trong suy nghĩ và hành động của mình.

Để mang tình yêu thương đến nơi có hận thù, chúng ta cần phải biết tha thứ, biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được nỗi đau của họ. Để mang sự tha thứ đến nơi có xúc phạm, chúng ta cần phải biết bỏ qua những lỗi lầm của người khác, không để lòng thù hận ngự trị trong tâm hồn. Để mang sự hiệp nhất đến nơi có bất hòa, chúng ta cần phải biết lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của người khác. Để mang ánh sáng đến nơi có bóng tối, chúng ta cần phải biết yêu thương, biết chia sẻ với những người bất hạnh.

Để thực hiện được những điều này, chúng ta cần phải có một trái tim yêu thương, một tâm hồn bao dung và một tinh thần sẵn sàng hy sinh. Chúng ta cần phải biết sống theo gương của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã yêu thương và tha thứ cho mọi người, kể cả những kẻ đã làm hại Ngài.

Kinh Hòa Bình là một bài kinh nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, yêu thương và thấu hiểu. Hãy cùng nhau cầu nguyện và thực hiện những lời cầu nguyện trong bài kinh này để biến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

nguồn: http://tonggiaophansaigon.com/baiviet-tintuc/20100107/3643

Xưởng mộc và điêu khắc Công Giáo tại TPHCM

Jbcatholic chuyên về cung cấp đồ dùng trong phụng tự và điêu khắc tượng gỗ nghệ thuật Công Giáo cho nhà Dòng và Nhà Thờ tại TP. Hồ Chí Minh. Xin liên hệ để được chúng con tư vấn và báo giá về đồ dùng phụng tự bằng gỗ và điêu khắc tượng gỗ Công Giáo cho quý cộng đoàn! Chúng con xin chân thành cảm ơn !
Xem thêm các mẫu tượng Công Giáo đẹp tại đây

Đồ Dùng Phụng Tự Công Giáo TPHCM

Điêu khắc tượng gỗ Công Giáo TPHCM
———————————– 
QUÝ KHÁCH HÀNG QUAN TÂM XIN LIÊN HỆ:
☎ Hotline: 0931450314 – Mr. Dũng

Địa chỉ xưởng: 18 Đường Tam Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức
🌐 Website: https://jbcatholic.com/

Xem video sản phẩm

Mời bạn đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *