Tượng Chúa Ba Ngôi được điêu khắc tỉ mỉ trên khối gỗ liền lạc
Thuở tạo thiên lập địa, Cựu Ước chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Tất cả Kinh Thánh Cựu Ước đều diễn tả một mình Thiên Chúa làm chủ muôn loài. Trong nhãn quan thời cựu ước, ngoài Thiên Chúa không có thần nào khác quyền năng và cao cả cho bằng.
Sách Sáng Thế mô tả về công trình sáng tạo của Thiên Chúa: sau năm ngày Thiên Chúa tạo nên muôn loài, ngày thứ Sáu, Thiên Chúa muốn dựng nên một loài giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa phán:
“Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” (St 1,26)
Mọi sự đều tốt đẹp. Ngày thứ Bảy Thiên Chúa nghỉ ngơi.
Con người không tuân giữ lời Thiên Chúa, đã sa ngã và phạm tội, bị trục xuất khỏi vườn địa đàng.
Thiên Chúa quyết định cử Ngôi Hai xuống thế làm người. Vậy là Chúa Giêsu xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết để đền bù tội lỗi thế nhân. Đức Giêsu Kitô là Con Một duy nhất của Chúa Cha. Ngôi Hai cũng hiện hữu từ trước muôn đời trong mầu nhiệm thánh thiêng. Người là Đấng trung gian cứu độ.
Sau cùng, Chúa Thánh Thần phát xuất từ Ngôi Cha và Ngôi Con. Ngài là Thần Khí (Tình Yêu) của Ngôi Cha và Ngôi Con.
Ngôi Ba Thiên Chúa hiện hữu nơi biến cố Truyền Tin, chúng ta tuyên xưng: “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Đức Giêsu xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh.” Rồi trong khi Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Gio-đan, Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cũng hiện ra:
Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.”(Mt 3,13–17)
Điều này xuất hiện lần thứ hai khi Đức Giêsu biến hình trên núi Tabor.
“Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!” (Lc 9, 28–36).
Lời mời gọi của Đức Giêsu: “Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy.” Và, “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy.” (x. Ga 14,1–12).
Có Chúa Cha, chúng ta được tạo dựng và chăm sóc; có Chúa Con, chúng ta được cứu độ và sống lại; có Chúa Thánh Thần, chúng ta được thánh hóa và sống bình an. Hoặc nói như thánh Phaolô: “Ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, tình thương của Thiên Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.” (2Cr 13,13).
Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.