Lễ Đức Mẹ dâng mình

21/11

Đức Mẹ đã thực hiện tập tục, truyền thống của người Do Thái là dâng hiến tuổi thơ mình cho Thiên Chúa Ba Ngôi trong đền thánh. Ðây là tục lệ của người Do Thái là bất cứ trẻ nhỏ nào cũng được dâng vào đền thánh để được thánh hiến và sau đó sẽ ở lại đền thờ một thời gian để giúp việc và phục vụ các vị chủ tế. Mẹ Maria đã tuân theo truyền thống của người Do Thái.

Nguồn gốc

Lễ Đức Mẹ Dâng mình trong đền thờ bắt nguồn ở phương Đông; lễ này có liên quan tới ngày kỷ niệm lễ Cung hiến thánh Đường Đức Mẹ (Sainte-Marie-la-Neuve) (21 tháng 11 năm 543), thánh đường này được hoàng đế Justinien (527-565) xây dựng tại Giêrusalem gần Đền thờ và bị quân Ba Tư phá huỷ năm 614.

Tin mừng không thuật lại điều gì về thời thơ ấu của Đức Mẹ, nhưng Thánh Truyền đã cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ là người con duy nhất của hai Thánh Gioakim và Anna. (Chúng ta đã mừng lễ kính các ngài hôm 26 tháng Bảy). Khi còn rất nhỏ, Đức Maria đã được song thân yêu quý đưa lên Đền thánh Giêrusalem và tiến dâng cho Thiên Chúa. Từ đây, cả cuộc đời của Mẹ thuộc trọn về Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Mẹ làm Thánh Mẫu của Đức Giêsu, Con yêu dấu của Người.

Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ

Trinh Nữ Maria rất sung sướng được phục vụ Thiên Chúa trong đền thờ. Phần Thánh Gioakim và Thánh Anna, các ngài rất hài lòng hiến dâng người con bé nhỏ thánh thiện của mình cho Thiên Chúa. Các ngài biết rằng Thiên Chúa đã gởi người con quý yêu này đến cho mình.

Trong Đền thánh Giêrusalem, vị thượng tế đã tiếp nhận trẻ Maria. Mẹ được đặt sống chung với các trẻ nữ, các trẻ này cũng dâng mình để cầu nguyện và phục vụ Đền thánh Giêrusalem. Trong khi Đức Maria được giáo dục tại Đền thánh, Mẹ đã đặc biệt nêu gương sáng cho các trẻ đồng môn về hai nhân đức vui tươi và hiền hậu.

Thánh Gioakim và Thánh Anna trở về nhà. Các ngài cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa vì người con thật tốt phúc. Và Đức Maria ở lại trong Đền thánh Giêrusalem, nơi Mẹ lớn lên trong sự thánh thiện. Mẹ đã dùng những ngày tháng quý báu này để đọc Kinh Thánh, cầu nguyện và phục vụ các tư tế trong đền thờ. Mẹ cũng thêu may các lễ phục xinh đẹp. Mẹ cố gắng thực hiện thật tốt từng nhiệm vụ của Mẹ để làm hài lòng Thiên Chúa. Mẹ lớn lên trong ân sủng và đã đem lại vinh quang lớn lao cho Thiên Chúa.

Cử hành

Giáo Hội phương Đông liên kết sự kiện này với lễ kính nhớ sự kiện mà Giáo Hội Byzantine gọi là việc “Đức Mẹ Thiên Chúa vào đền thờ”. Lễ này là lễ bậc 2 đối với người Hy Lạp, bậc 1 đối với người Slavơ, được mừng trong 6 ngày (20-25 tháng 11) và hình như lấy ý tưởng từ Ngụy thư thánh Giacôbê, được viết giữa thế kỷ II.

Tác phẩm này cũng có tên là Lịch sử của thánh Giacôbê về việc Đức Mẹ sinh ra, và kể rằng Đức Mẹ, hồi thơ ấu, đã được dâng vào Đền thờ và sống ở Đền thờ cho tới năm 12 tuổi. “Vị tư tế đón nhận ngài, chúc phúc và nói: Đức Chúa đã tôn vinh danh ngài qua mọi thế hệ. . .Đức Chúa đã ban tràn ơn phúc cho ngài, và ngài nhảy mừng, và toàn thể nhà Ítraen yêu mến ngài. . .” (Ngụy thư Giacôbê).

Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ

Ở phương Tây, người ta đã cử hành lễ này từ thế kỷ IX trong các tu viện đông phương ở miền nam nước Ý, rồi từ đó truyền sang nước Anh vào thế kỷ XI. Nhưng mãi đến năm 1373 giáo triều Rôma ở Avignon mới bắt đầu cử hành lễ Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ, nhờ Philipe de Mézière, hiệp sĩ người Pháp từng cư trú ở phương Đông và muốn mình là người truyền bá việc tôn sùng này ở phương Tây, với mục đích thiết lập sự hiệp nhất với người Hi Lạp.

Đức Giáo Hoàng Grégoire XI (1370-1378) cho phép cử hành thánh lễ này với giờ kinh phụng vụ riêng; và năm 1472, Đức Giáo Hoàng Sixte IV mở rộng lễ này cho Giáo Hội công giáo toàn cầu với một phụng vụ giờ kinh riêng trong sách nguyện.

Các bài giảng về lễ Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ rất nhiều. Các bài giảng đích thực đầu tiên có lẽ là của thánh Germain, giáo phụ Constantinople (715-730) và của André de Crète († 740). Vào thế kỷ XI có: Tarasios, giáo chủ Constantinople († 806), Basile de Philippes và Georges de Nicomédie.

Các tranh ảnh thánh cũng rất nhiều, lấy hứng từ các tác phẩm nguỵ thư, mô tả Đức Mẹ đứng trên bậc Đền thờ: tranh ghép của Daphni, tranh trang trí sách Menologe de Basile (Vatican, thế kỷ XI), tranh dầu của Giotto (Pađua), Carpaccio (Milan), Titien (Venise), tượng điêu khắc của V. Stoss (Cracovie). Một bức tranh khắc trên gạch lát (thế kỷ V) được giữ trong nhà thờ hầm Saint-Maximin de Provence, mô tả “Đức Trinh Nữ Maria phục vụ trong Đền thờ Giêrusalem”.

Đức Mẹ là đền thờ con Thiên Chúa

Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ

Đức Mẹ luôn lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa, đó chính là điểm đặc sắc nhất của đời sống Mẹ. Theo thánh Augustinô: “Thánh Mẫu Maria đã thực hiện hoàn toàn ý định Chúa Cha, và vì thế, việc ngài được làm môn đệ Đức Kitô thì có giá trị hơn là việc được làm Mẹ Đức Kitô. Do đó, Đức Maria thật diễm phúc vì đã mang Chúa trong lòng trước khi sinh ra Người”.

Như thế, chính Đức Mẹ là Đền Thờ của Thiên Chúa. Việc Mẹ dâng mình vào đền thánh là thể hiện ngôi Đền thờ sống động trong tâm hồn.

Đức Mẹ đã là đền thờ của Thiên Chúa trước khi Phaolô quả quyết: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa ” (1Cr 3, 16) hay ở chỗ khác, tông đồ này nói: “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao?” (1Cr 6, 19).

Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ để rồi chính Mẹ lại trở thành Đền thờ cho Con Thiên Chúa cư ngụ, đền thờ không do tay người phàm làm ra mà do quyết định “xin vâng” theo thánh ý Chúa. Mẹ dâng mình để thuộc về Chúa, và rồi Chúa đã biến hành động ấy thành mẫu gương tuyệt hảo để những ai muốn thuộc về Chúa phải noi gương Mẹ: dâng mình lúc này có nghĩa là muốn thực thi ý Chúa, cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa.

Nhờ biết “thi hành ý muốn của Thiên Chúa” Đức Maria đã trở thành Mẹ, thành người thân thuộc của Chúa; đồng thời Mẹ trở thành mẫu mực và mẫu tử cho tất cả những ai muốn thi hành thánh ý của Thiên Chúa.

Đức Mẹ dâng mình qua thị kiến của chân phước Anne Catherine Emmerich

Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ

Chân phước Anne Catherine Emmerich (1774 – 1824) đã trở nên nổi tiếng trong những năm gần đây vì chính những thị kiến ​​của bà đã làm nền tảng cho bộ phim nổi tiếng Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Những cuốn sách mô tả nhiều khải tượng của bà là Cuộc khổ nạn đau buồn của Chúa Giêsu KitôCuộc đời của Chúa Giêsu, những điều mặc khải trong Kinh thánhCuộc đời và những điều mặc khải của Anne Catherine Emmerich và Cuộc đời của Đức Trinh Nữ Maria.

Đoạn trích dưới đây tường thuật về sự kiện Đức Mẹ dâng mình vào đền Thánh Giêrusalem.

Bài Trích Cuộc Đời Đức Trinh Nữ Maria

“ Ngày hôm nay ông Joachim vào trước trong Đền Thờ cùng với ông Zacharia. Sau đó Anna cũng chuẩn bi nghi thức nhập Đền Thờ cho bé Mary: bà Anna đi trước cùng với con gái đầu lòng Mary Heli và con gái nhỏ là Mary Cleophas. Kế đó là bé Mary trong bộ y phục xanh da trời với vòng hoa trên tay và trên cổ, trên tay bé cầm một cây nến có vòng bông. 

Những ngọn nến được trang trí như thế này cũng được mang bởi ba thiếu nữ đi hai bên, mặc váy trắng thêu chỉ vàng. Họ cũng mặc áo choàng xanh nhạt; họ được quấn vòng quanh bằng những vòng hoa, và cũng đeo những vòng hoa nhỏ quanh cổ và cánh tay. Tiếp theo là các thiếu nữ và bé gái khác, tất cả đều mặc lễ phục nhưng mỗi người khác nhau. họ mộtTôi sẽ mặc những chiếc áo choàng nhỏ. Những người phụ nữ khác đến ở cuối đám rước.”

. . . . .

“Khi của lễ của Joachim bắt đầu bốc cháy, Anna cùng với đứa trẻ Mary trong bộ lễ phục và những người bạn đồng hành của cô ấy đi vào hành lang ngoài dành cho phụ nữ, đó là nơi trong Đền thờ dành riêng cho phụ nữ.”

. . . .

Joachim và Zacharia ra khỏi sân tế lễ và đi lên bàn thờ này cùng với một thầy tế lễ, đứng trước bàn thờ là một thầy tế lễ khác và hai người Lêvi với những cuộn sách và giấy viết. Anna dẫn đứa trẻ Mary đến chỗ họ; các thiếu nữ đi cùng Mary đứng phía sau một chút. Mary quỳ trên bậc thềm, Joachim và Anna đặt tay lên đầu cô. Vị giáo sĩ đã cắt một vài sợi tóc của cô ấy và đốt chúng trong lò than. 

Cha mẹ cô cũng nói vài lời xin dâng bé Mary cho Thiên Chúa; những điều này đã được viết ra bởi hai người Lêvi. Trong khi đó, các tỳ nữ hát Thánh vịnh thứ 44 ( Eructavit cor meum verbum bonum ) và các giáo sĩ và những bé trai hát Thánh vịnh thứ 49 ( Deus, deorum Dominus, locutus est ).

Sau đó, tôi thấy Mary được hai thầy tế lễ cầm tay dắt đi lên nhiều bậc thang đến một nơi cao hơn trong bức tường ngăn cách hành lang ngoài của Nơi Thánh với hành lang bên kia. Họ đặt đứa trẻ vào một cái hốc ở giữa bức tường này, để nó có thể nhìn vào trong Đền thờ, nơi có nhiều người đàn ông đang đứng thành hàng; đối với tôi dường như chúng cũng được dâng hiến cho Đền thờ. 

Hai giáo sĩ đứng bên cạnh cô, và những người khác nữa ở những bậc thang bên dưới, đang hát và đọc to những lời từ cuộn giấy ( mà họ mới ghi). Trên bàn thờ một vị giáo sỉ già đang đốt hương trầm. Khói hương trầm bao bọc lấy bé Mary . . . “

Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ

Mặc dù những tường thuật về thị kiến ​​này không được Giáo hội chấp thuận, cũng như những mặc khải riêng tư, chúng không phải là một phần trong giáo huấn của Giáo hội, tuy nhiên, điều thú vị là chúng đã được sử dụng trong các cuộc khai quật khảo cổ học để khám phá nhiều địa điểm mà Chân phước Anne Catherine Emmerich đã mô tả.

Một trong những khám phá quan trọng nhất là ngôi nhà nơi Đức Trinh Nữ Maria sống ở Ephesus trước khi Đức Mẹ Lên Trời, được tìm thấy chính xác ở nơi mà Emmerich đã nói. Mặc dù việc phát hiện ngôi nhà ở Ephesus là Ngôi nhà thực sự của Đức Trinh Nữ Maria cũng chưa được Giáo hội tuyên bố, nhưng nó đã được coi là “Nơi Thánh” và một số giáo hoàng đã đến thăm địa điểm này, bao gồm cả Giáo hoàng Benedict XVI.

Vì vậy, chúng ta có lý do chính đáng để tin rằng Lễ Đức Mẹ dâng mình, ngày lễ mà chúng ta cử hành vào ngày 21 tháng 11, là một sự kiện đã thực sự xảy ra trong lịch sử. Vào ngày này, chúng ta nhớ lại khi Đức Trinh Nữ Maria rời bỏ sự chăm sóc của cha mẹ để hoàn thành vai trò đặc biệt của mình trong việc cứu chuộc nhân loại với tư cách là Hòm Giao Ước, người mang Lời Chúa, Mẹ của Chúa Giêsu Kitô. .

Theo Chân Phước Anne Catherine Emmerich, mười một năm sau Lễ Đức Mẹ dâng mình, Lễ Truyền Tin và Nhập Thể đã diễn ra. Chúng ta thấy sự mở ra và viên mãn lớn lao hơn khi Đức Trinh Nữ Maria trở lại đền thờ với Chúa Giêsu Hài đồng tại lễ trình diện của Người, sự kiện Chúa Kitô được dâng cho Thiên Chúa trong đền thờ như khúc mở đầu cho cái chết hy sinh của Người.

Cầu nguyện

Nếu tâm hồn chúng ta là đền thờ nơi Chúa muốn ngự, thì chúng ta cũng hãy mời Mẹ Ngài đến với tâm hồn mình để Mẹ nâng đỡ, trợ giúp, ủi an trong suốt hành trình dương thế và mai sau gặp Mẹ trên quê Trời, bên cạnh Con của Mẹ, là Chúa Giêsu Kitô, cùng với Ngôi Cha và Chúa Thánh Thần.

Chính trong đền thờ, Mẹ chuẩn bị sứ mạng làm Mẹ Thiên Chúa. Mười hai năm trời Mẹ suy niệm, cầu nguyện, sống gần gũi thân mật với Chúa. Theo thánh Giêrônimô, chương trình sống một ngày của Mẹ ở trong đền thờ gồm có kinh nguyện, suy gẫm, học hỏi Lời Chúa, hát thánh vịnh. Mẹ làm các việc thiêng liêng đạo đức đó với cả lòng sốt sắng nhiệt thành, nêu gương cho mọi người khác.

Ta cũng thế, chúng ta là đền thờ sống động của Chúa, nên chúng ta biết noi gương Mẹ, dâng mình cho Chúa, lắng nghe và thực hành Lời Chúa hằng ngày trong đời sống.

Hội Thánh muốn hướng chúng ta đến Mẹ Thiên Chúa với lễ nhớ Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ, bởi vì Mẹ là người sống tinh thần chờ đợi khiêm tốn và thinh lặng. Tinh thần của Mẹ dạy chúng ta sống cầu nguyện, lắng nghe và thanh khiết để Thiên Chúa đến ngự trong lòng chúng ta.

Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ

Đức Mẹ đã sống trọn cuộc đời phục vụ Thiên Chúa. Mẹ luôn ý thức được sự hiện diện thần linh của Người. Mỗi ngày, chúng ta hãy nài xin Mẹ Maria, người Mẹ yêu quý của mỗi người chúng ta, dạy chúng ta cách sống thân mật hơn với Đức Chúa Giêsu Con Mẹ.

Đôi nét về Shop Công Giáo online

Jbcatholic chuyên về các tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật bằng gỗ và composite như: điêu khắc tượng Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thánh Giuse, Thánh Gia, các Thánh, Thiên thần…
Jbcatholic mong muốn với những nỗ lực của tập thể, sẽ giúp thăng hoa thêm cho đời sống đạo của đại cộng đồng dân Chúa.
Xem thêm các mẫu tượng Đức Mẹ đẹp tại đây

Mời bạn đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *