Giới thiệu
Hôm nay, Jb Catholic xin chia sẻ về chủ đề điêu khắc tượng gỗ Công Giáo, một nghề nói dễ thì không dễ, khó thì cũng không hẳn khó. Trong thời đại mà máy móc dần thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, phải nói rằng những ngành nghề thủ công dần mất đi vị thế của mình. Nghề điêu khắc tượng gỗ Công Giáo thủ công từ đầu đến cuối cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Việt Nam, với tỉ lệ người Công Giáo chỉ chiếm 7.21%(trên 7.2 triệu người – thông tin cập nhật 2022) trên tổng dân số, một tỉ lệ khá nhỏ so với phần còn lại, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khiêm tốn của ngành điêu khắc tượng gỗ Công Giáo này. Việc đa dạng hóa, máy móc hóa để giảm chi phí và giá thành sản xuất là điều mà các xưởng sản xuất tượng gỗ Công Giáo luôn ưu tiên. Trong khuôn khổ bài chia sẻ này, Jb Catholic xin chỉ nêu những yếu tố liên quan đến phương thức điêu khắc tượng gỗ Công Giáo thủ công từ đầu đến cuối, một phương thức mà phải nói chỉ với lòng yêu nghề và sống chết với nghề, thì mới có thể tồn tại được.
Những yếu tố tiên quyết
1. Sự am hiểu về ảnh tượng
Người thợ điêu khắc cần có sự hiểu biết cụ thể về ảnh tượng các Đấng mà mình điêu khắc để có thể thể hiện đúng và đủ khi điêu khắc các ảnh tượng gỗ Công Giáo: Chúa Giêsu, tượng Đức Mẹ và các Thánh… Ví dụ như tượng Đức Maria, Mẹ Maria được phong tặng rất nhiều tước hiệu, ứng với mỗi tước hiệu sẽ có hình ảnh đặc trưng và những chi tiết ứng với tước hiệu đó như: Mẹ Sầu Bi, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu,… hoặc những danh hiệu liên quan đến nơi Đức Mẹ hiện ra như: Mẹ La Vang, Mẹ Sao Biển, Mẹ Fatima, Mẹ Lộ Đức, … Vì thế, khi điêu khắc một ảnh tượng cụ thể, người thợ cần tham khảo về hình ảnh cũng như những ý nghĩa để cụ thể hóa sống động hình ảnh của các Đấng bằng nghề nghiệp của mình.
2. Tay nghề điêu khắc
Tượng điêu khắc ra có đẹp, có giống với các Đấng và có hồn không? Phần lớn là do tay nghề điêu khắc của người thợ. Một người thợ có kinh nghiệm, tận tâm với nghề thì những tác phẩm người ấy làm ra ắt sẽ làm khách hàng hài lòng. Để có thể trở thành một người thợ có tay nghề đòi hỏi một sự nghiêm túc với nghề, liên tục trao dồi kỹ năng và trí tuệ Chúa ban. Vì vậy tay nghề điêu khắc cũng là một yếu tố tiên quyết để biểu đạt những chi tiết của tác phẩm một cách chân thực, tinh tế và mềm mại nhất.
3. Chất liệu gỗ
Gỗ là một chất liệu đẹp và bền bỉ với thời gian, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà người thợ sẽ tư vấn những loại gỗ phù hợp nhất. Các loại gỗ phổ biến trong nghề điêu khắc tượng gỗ Công Giáo là gỗ Pơmu, gỗ Trai, gỗ Gõ đỏ, gỗ Hương, . . . Gỗ được chọn để điêu khắc cần đảm bảo nhiều yếu tố như: không bị cong nứt, mối mọt ăn, cần phải là lõi gỗ, . . . Tóm lại, chọn chất liệu gỗ tốt là điều mà mỗi xưởng sản xuất hay người thợ đều phải lưu tâm chọn trước khi bắt đầu điêu khắc bất cứ ảnh tượng nào.
Sự kết hợp nghệ thuật vào tôn giáo
Sự đa dạng về chất liệu gỗ đem lại cho người thợ điêu khắc nhiều ý tưởng. Sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên của thân, gốc, rễ cây và bằng đôi bàn tay, người thợ tạo nên những tác phẩm đầy tính nghệ thuật. Có thể nói, mảng điêu khắc trên gốc rễ cây tự nhiên là thiên đường sáng tạo, nơi mà người thợ điêu khắc trở thành một người nghệ sỹ thật thụ.
Lời kết
Tất cả các yếu tố trên đều góp phần tạo nên những tác phẩm điêu khắc tượng gỗ Công Giáo đẹp và có hồn. Công việc điêu khắc tượng gỗ Công Giáo không những mang lợi ích về mặt vật chất mà còn là công việc có ý nghĩa tâm linh, nơi mà những giá trị được tạo ra tất cả nhằm tôn vinh Thiên Chúa. Jb Catholic hy vọng với những chia sẻ trên, mang đến cho cho mọi người thêm một góc nhìn về nghề điêu khắc gỗ Công Giáo thủ công, một nghề thật sự đáng trân trọng trong xã hội hiện đại ngày nay.
Mọi chia sẻ xin gởi về Jb Catholic qua phần bình luận bên dưới bài viết hoặc trang Liên Hệ. Xin cám ơn !
Xem thêm tượng gỗ Công Giáo đẹp: https://jbcatholic.com/danh-muc-san-pham/tuong-go-cong-giao/
Mua ảnh tượng Công Giáo đẹp: http://tuonggoconggiaohcm.net/
I do not even understand how I stopped up here, however I thought
this publish was once great. I do not realize who you’re but definitely you are
going to a well-known blogger in the event you aren’t already.
Cheers!