Bục Giảng đơn giản với biểu tượng Thánh Giá cách điệu
Bục Giảng trong nhà Thờ Kitô Giáo là một bục đứng bằng gỗ, bằng đá hoặc chất liệu có độ bền tương đương, để cử hành việc phụng vụ Lời Chúa, hát Thánh Vịnh đáp ca, đọc lời nguyện,… Mặt ngoài của bục giảng có thể được trang trí hoa văn họa tiết, đặc biệt là bằng các bức phù điêu chạm khắc mang ý nghĩa về Lời Chúa.
Bục giảng truyền thống được nâng cao hơn hẳn so với sàn xung quanh để có thể nghe rõ và dễ nhìn, có lối lên bằng các bậc thang, với các cạnh cao ngang thắt lưng. Từ cuối thời kỳ trung cổ trở đi, bục giảng thường có một tấm che. Hầu hết các bục giảng đều có một hoặc nhiều giá để sách để đặt kinh thánh, ghi chú hoặc văn bản của mình lên đó.
Nhiều nhà thờ có một bục thứ hai, nhỏ hơn được gọi là giá đọc sách, có thể được sử dụng bởi giáo dân và thường được sử dụng cho dịp tập hát, các bài học Kinh thánh khác và thông báo giáo xứ.
Vị trí truyền thống của bục giảng ở phía trước bên trái của bàn thờ.
Hai phần của Thánh Lễ được làm nổi bật là phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Lời Chúa được công bố trên bục đọc sách (giảng đài), nhắc nhớ đến những lần Chúa Giêsu vào hội đường, hoặc đứng nơi cao để rao giảng Tin Mừng.
Quy chế tổng quát sách lễ Rôma nêu rõ:
Phẩm giá của lời Chúa đòi phải có một nơi thích hợp trong nhà thờ, để lời Chúa được loan báo và tín hữu tự nhiên hướng về đó trong phần phụng vụ lời Chúa.
Nơi đó thường phải là một giảng đài cố định, chứ không phải chỉ là một cái giá sách di chuyển được. Phải tùy theo cấu trúc của mỗi nhà thờ mà đặt giảng đài để tín hữu có thể dễ dàng nhìn thấy và nghe được thừa tác viên và người đọc sách.
Tại giảng đài chỉ đọc các bài đọc, thánh vịnh đáp ca và bài công bố Tin Mừng Phục sinh. Cũng tại đó, có thể giảng và đọc lời nguyện chung, tức là lời nguyện tín hữu. Ðể giữ sự trang nghiêm của giảng đài, chỉ có thừa tác viên mới được bước lên đó.
Nên làm phép giảng đài mới, theo nghi thức trong Sách Nghi lễ Rôma: Sách các chúc lành, trước khi sử dụng trong phụng vụ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.