Tượng Đức Mẹ Sầu Bi, diễn cảnh Mẹ sầu bi khi chứng kiến con một mình chịu đóng đinh và chết trên thập tự giá, tượng bằng chất liệu composite, vẽ màu nghệ thuật
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi có từ thế kỷ 12. Năm 1482 lễ được thêm vào Sách lễ với danh hiệu “Đức Mẹ Sầu Bi.” Đức Bênêđíctô XIII đã thêm lễ này vào Lịch Công giáo Rôma năm 1727 vào ngày Thứ Sáu trước Chúa Nhật Lễ Lá. Năm 1817, Đức Piô VII – chịu đau khổ trong cảnh lưu đày nhưng cuối cùng được giải thoát nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria – đã mở rộng ngày lễ này cho Giáo hội hoàn vũ. Năm 1913, Đức Giáo Hoàng Piô X ấn định ngày này vào ngày 15 tháng 9.
Tước hiệu “Đức Mẹ Sầu Bi” tập trung vào các nỗi thống khổ của Đức Maria trong cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô, luôn luôn kết hợp Đức Mẹ với Người Con đau khổ của Mẹ.
Bảy sự kiện trong cuộc đời của Đức Maria đã gây ra nỗi đau buồn lớn cho Mẹ. Đó là lý do tại sao hình ảnh Đức Mẹ Maria với tư cách là Đức Mẹ Sầu Bi thường cho thấy Mẹ với bảy thanh gươm xuyên thủng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ.
Bảy nỗi đau buồn của Mẹ Maria:
- Lời tiên tri của Simêon (Luca 2: 25-35)
- Trốn sang Ai Cập (Mátthêu 2: 13-15)
- Lạc mất Hài Nhi Giêsu trong ba ngày (Luca 2: 41-50)
- Mẹ Maria gặp Chúa Giêsu trên đường lên đồi Canvê (Luca 23: 27-31; Gioan 19:17)
- Cuộc đóng đinh và cái chết của Chúa Giêsu (Gioan 19: 25-30)
- Tháo xác Chúa Giêsu khỏi Thập giá (Thánh vịnh 130; Luca 23: 50-54; Gioan 19: 31-37)
- Táng xác Chúa Giêsu (Isaia 53: 8; Luca 23: 50-56; Gioan 19: 38-42; Máccô 15: 40-47)
Reviews
There are no reviews yet.